Site icon HOANG CAO DAT Blog

Học cách tiếp nhận những lời phê bình trong công việc

Thông thường khi chúng ta bị phê bình trong công việc, chúng ta thường cảm giác căng thẳng và mệt mỏi. Rất khó chịu khi nhận được phê bình từ cấp trên hay đồng nghiệp cho dù nó có đúng hay không. Tuy nhiên, bạn nên biết những lời phê bình là công cụ hữu ích để mỗi người tự cải thiện bản thân mình và phát triển sự nghiệp nếu bạn có thể kiểm soát nó.

Hãy xem xét lại những góp ý phê bình trước khi phản ứng

Bước đầu tiên, bạn hãy xem xét lời phê bình mà bạn nhận được mang tính xây dựng hay tiêu cực. Theo một nhà nghiên cứu hành vi tổ chức, Simon Brown Greaaves, phê bình mang tính xây dựng hầu như tập trung vào những ví dụ cụ thể và bao gồm cơ hội cho tranh luận phát triển.

Ví dụ: “Tôi để ý thấy một vài sai sót trong báo cáo hàng tháng của bạn. Bạn cần phải phân chia thời gian của mình để có thể đảm bảo những số báo cáo là chính xác.”

Brown-Greaves khẳng định điều này khác với phê phán mang tính tiêu cực, chúng thường mơ hồ và không chi tiết và mang tính cá nhân.

Ví dụ: “Mọi người nói với tôi rằng bạn làm báo cáo hàng tháng một cách cẩu thả”

Nếu bạn đang đối mặt với phê bình mang tính tiêu cực, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ cấp trên để hiểu rõ hơn những sai sót mà bạn gặp phải.

Đối với những lời phê bình mang tính xây dựng bạn có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây:

1- Đừng vội phản bác: Hãy bình tĩnh. Một câu trả lời cẩn trọng luôn luôn tốt hơn thái độ nóng nảy. Bạn sẽ cảm thấy tim đập nhanh hơn và cần phải bảo vệ cái tôi của mình nhưng cảm giác đó không kéo dài mãi. Hãy để nó trôi qua.

Lắng nghe những ý kiến đóng góp từ cấp trên hoặc đồng nghiệp một cách kỹ càng, sau đó mới bày tỏ quan điểm của bản thân.

2- Lắng nghe một cách tích cực: Lắng nghe những phê bình và đưa ra những câu hỏi để xác định mấu chốt của vấn đề. Sau khi người phê bình bạn dứt lời, bạn nên nhắc lại những lời phê bình của họ để cả hai bên cùng hiểu. Nói cách khác, bạn cần loại bỏ khả năng có thêm lời chỉ trích xuất phát từ sự hiểu lầm. Bạn không cần nhắc lại nguyên văn những gì người đó nói, chỉ cần tóm tắt là đủ.

3- Đưa ra giải pháp: Thực tế, không ai thích thừa nhận mình sai,nhưng phê bình tránh được những cuộc tranh luận không cần thiết. Đôi khi bạn cần phản ứng lại ngay, nhưng tốt hơn là bạn nên chậm lại. Bạn có thể đạt được kết quả tốt nhất khi dành thời gian để quyết định phản ứng chín chắn.

Nói những câu như, “Cảm ơn anh vì đã phản hồi. Để tôi kiểm tra lại tài liệu và xem có thể làm gì. Sáng mai tôi có thể gửi tin nhắn cho anh để hỏi anh về một số thay đổi không?”

Hãy tạo cơ hội để có một cuộc thảo luận tích cực và tìm được giải pháp mà bạn và cấp trên đêu đồng ý. Bạn sẽ tìm được định hướng được cách giải quyết vấn đề.

Theo Brown Greaves môi trường làm việc tích cực là nơi “ nhân viên có tiếng nói và phản hồi các phê bình một cách công bằng” . Tuy nhiên, nếu bạn thất vọng khi nhận được phê bình, bạn nên có thời gian để tìm hiểu mấu chốt vấn đề và trao đồi với cấp trên sau.

4- Đừng để cái tôi ảnh hưởng: Đôi khi phê bình làm bạn cảm thấy như một cuộc chiến không công bằng, điều quan trọng là phải duy trì sự chuyên nghiệp và không để cảm xúc chi phối. Để cái tôi sang một bên và nhắc nhở bản thân rằng mục tiêu làm việc là thể hiện bản thân tốt nhất.

5- Xin lỗi vì sơ xuất của bạn, nếu cần thiết. Nếu lời phê bình xuất phát từ việc bạn đã phạm sai lầm hoặc làm tổn hại đến ai đó, điều quan trọng là bạn cần xin lỗi ngay. Xin lỗi khác với đối phó với lời chỉ trích, do đó bạn đừng cho rằng lời xin lỗi buộc bạn phải thay đổi hoặc chấp nhận mọi lời phê bình mà bạn vừa nhận được.

6- Biết họ đúng ở điểm nào. Khi đã sẵn sàng đáp lại sự phê bình bằng lời nói, bạn hãy bắt đầu bằng việc công nhận phần phê bình nào của họ là đúng. Khi nghe được điều này, người đó sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và biết rằng bạn thực sự suy nghĩ về điều họ vừa nói.

7- Nói về kế hoạch thay đổi của bạn. Nói với họ rằng bạn dự định làm theo lời khuyên của họ như thế nào hoặc xử lý vấn đề mà họ phê bình ra sao. Điều này sẽ khiến họ yên tâm rằng bạn có quan tâm đến vấn đề đó. Việc tiếp nhận phê bình, hoàn toàn công nhận và phản hồi theo cách như vậy sẽ tạo cho bạn một vẻ chín chắn. Khi bạn nhận ra vấn đề và bắt tay vào hành động để sửa chữa, sau này mọi người sẽ bao dung với bạn hơn nhiều.

  • Bạn có thể nói những câu như, “Lần sau tôi sẽ đến gặp anh trước khi nói chuyện với khách hàng để biết chắc chúng ta đồng ý tiếp nhận sự phản hồi như thế nào”.

Đề nghị họ cho lời khuyên. Nếu họ chưa đề nghị cách nào tốt hơn để giải quyết vấn đề, bạn hãy hỏi rằng họ có thể làm khác đi như thế nào. Nếu họ đã đưa ra lời khuyên, bạn vẫn có thể hỏi thêm. Tiếp nhận lời khuyên không những giúp bạn học hỏi mà còn khiến người kia cảm thấy dễ chịu hơn.

Trong công việc, nhận được những lời phê bình là điều mà chúng ta không thể tránh! Do đó, nếu bạn muốn thành công và trở thành 1 người chuyên nghiệp, bạn cần phải đối mặt với nó với một cách chuyên nghiệp. Bạn phải luyện tập kiểm soát bản thân và biết khi nào bạn nhận được phê bình mang tính xây dựng hay chỉ trích. Điều này không chỉ có ích khi làm việc mà còn giúp bạn có tinh thần thư thả.

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ
Exit mobile version