Vai trò của giáo dục đối với thịnh suy của một đất nước, môt dân tộc là như vậy, như một chân lý bất biến, chả thế mà 2469 năm sau, ở châu Phi xa xôi cách xa Trung Quốc ngàn vạn dặm, Nelson Rolihlahla (sinh 18 tháng 7 năm 1918 – mất 5 tháng 12 năm 2013) là nhà hoạt động chống tệ nạn phân biệt chủng tộc apartheid, đã nhận Giải Nobel Hòa bình năm 1993 trở thành Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999 được nhân dân đặc biệt kính trọng coi như là Người cha của nhân dân, cũng đã nói nếu chất lượng giáo dục thấp kém sẽ dẫn đến hậu quả liên quan đến sự tồn vong của quốc gia và dân tộc như sau:
– Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy.
– Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy.
– Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy.
– Đồng loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đấy.
– Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy.
– Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia.
Và câu nói sau đây của Nelson Mandela được khắc trên bảng vàng, treo tại cổng trường Đại học Nam Phi: “Giáo dục là thứ vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể dùng để thay đổi thế giới” (Education is the most powerful weapon that you can use to change the world)