Những điều cơ bản về SEO Onpage

SEO Onpage

Đầu tiên, SEO Onpage có nghĩa là gì ? Hiểu một cách đơn giản thì SEO Onpage chính là tối ưu website đứng ở vị trí thứ hạng mà bạn mong muốn. Hãy “chăm chút, làm đẹp” cho website của mình thôi là bạn đã thành công trong việc SEO Onpage rồi đấy.

Những yếu tố cơ bản trong SEO Onpage

Sau đây là tổng hợp được 16 cách tối ưu SEO Onpage, nói đơn giản hơn cho các bạn hiểu là làm sao để website của mình tốt hơn để nó lên TOP.

  • Title : Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, là cái yếu tố đầu tiên quyết định việc tối ưu Onpage. Bạn cứ liên tưởng đến các cửa hàng hay shop thời trang….. lúc này bạn có để ý cái bảng hiệu hay cái tên shop không. VD : “ Nhi Store – chuyên cung cấp sỉ & lẻ quần thun cao cấp “ hay “ Tạp hóa cô Bảy – chuyên bán đồ uống thức ăn thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt “. Những gì bạn nhìn thấy trên bảng hiệu giống như một cái tiêu đề để giúp cho người ta thấy và hiểu rằng cái cửa hàng đó đang bán về cái gì cũng như lĩnh vực của nó là gì. Tiêu đề ( Title ) trên Google cũng như vậy, người search chỉ cần nhìn vô là nhận ra ngay cái trang web đó đang nói về lĩnh vực gì, nói về vấn đề gì, hết sức là đơn giản.
  • Meta Description : tương tự như phần Title nhưng ở đây nó bổ sung thêm ý nghĩa cho Title nhưng diễn dãi ra một cách cụ thể hơn để khi bạn đọc bạn khỏi bị bối rối. Nên tối ưu phần Desription với những từ khóa một cách tự nhiên. Nếu bạn tối ưu nó quá mức có thể thì website của bạn cũng không thoát khỏi con mắt của Google đâu.
  • Sự hỗ trợ rất tốt của Plugin SEO : rất cần thiết trong quá trình bạn phát triển website của mình. Nó như một công cụ hỗ trợ bạn cả quãng đường bạn đi. Mọi khó khăn về website nếu bạn gặp phải thì đây chính là chìa khóa vạn năng của bạn. Tất nhiên là không có gì là tuyệt đối hết và cũng không nên dựa dẫm vào nó quá nhiều vì cái gì cũng có 2 mặt của nó. Hiện nay có rất nhiều Plugin mà bạn có thể sử dụng rất dễ dàng : All in one SEO, Ultimate SEO, Yoast SEO, Plantinum SEO và còn rất rất nhiều cái khác để bạn chọn lựa.
  • Internal link ( liên kết nội bộ ) : đây cũng là 1 cách hay giúp cho việc SEO Onpage của bạn thuận lợi hơn. Liên kết nội bộ giúp người đọc nhận biết ra vấn đề và Goole cũng vậy. Đó cũng là cách để Money Site của bạn được đánh giá là 1 trang uy tín và chất lượng. Càng rõ ràng thì càng dễ thu hút nhiều được nhiều traffic.
  • Thẻ Header (H1,H2,H3,H4) : chính là các tiêu đề trong bài content mà bạn viết trên website. Mỗi một bài viết đều có tiêu đề để dẫn nhập người đọc vào bài viết, và H1 là cái tiêu đề lớn nhất ( tức nghĩa là nó bao quát nhất ). Ví dụ như mình đang giải đáp thắc mắc của các bạn về SEO Onpage, thì tất nhiên nội dung chỉ liên quan đến SEO Onpage thôi. H2, H3, H4 và còn có cả H5, H6 giúp làm rõ hơn nội dung của H1, bổ sung thêm ý để giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề.
  • Tên hình ảnh, title & tag : sử dụng hình ảnh trong bài viết của mình. Bạn phải lưu ý kỹ khi làm hình ảnh đó chính là chúng ta nên đa dạng từ khóa cho hình ảnh chứ đừng bao giờ nhồi nhét từ khóa cho nó các bạn nhé. Nên nhớ kỹ lời tôi nói đó là : “ ĐỪNG BAO GIỜ NHỒI NHÉT TỪ KHÓA “.
  • Chữ in đậm : đây là cách đánh dấu để khi Google đọc vào thì biết chỗ đó đang nói về cái gì và nó là phần quan trọng để Google ghi nhớ nó.
  • URL : các bạn nên để chính xác luôn từ khóa mà bạn cần SEO và quan trọng nhất là mỗi từ cách nhau bởi dấu gạch ngang. VD nhé : https://hoangcaodat.com/category/seo-sem .
  • Cấu trúc Silo : là 1 lợi thế rất lớn. Đây là một loại hình cấu trúc website giúp tổ chức nội dung một cách hợp lý. Các nhóm thứ bậc được xác định theo các chủ đề chính và chủ đề phụ. Tại đây nội dung có liên quan cần có cấu trúc gần với nội dung khác có liên quan. Silo cơ bản là một cách để tách nội dung website của bạn thành các loại nội dung khác nhau. Nó giúp Google hiểu rõ website hơn và giúp có thứ hạng cao trên trang 1 công cụ tìm kiếm này.

Cấu trúc Silo

  • Mỗi trang cần phải độc nhất và ít nhất phải chứa 450 chữ:  hãy nói “ KHÔNG “ với copy bài viết của người khác mà hãy sử dụng chất xám của mình để đưa ra những bài content chất lượng. Và tất nhiên là không bị Google phạt rồi.
  • Sitemap : Giúp cho Google mau chóng nắm được toàn bộ nội dung website của bạn để phân phối đến người xem một cách hiệu quả.
  • Nên có “ call to action “ : các biểu tượng dòng chữ như “ Hãy đăng kí ngay “ hay “ Mua ngay “, đó là 1 dạng call to action để kêu gọi người đọc click vào nó nếu họ có nhu cầu.
  • Tốc độ tải trang được tối ưu : giúp chiếm 1% trong Ranking nếu như bạn làm tốt.
  • File báo lỗi 404 :  tránh trang web có quá nhiều file 404 vì nó sẽ ảnh hưởng đến website.
  • Thân thiện với mobile :  trang web của bạn dù có tốt đến cỡ nào nhưng nó không thân thiện với mobile thì cũng toi công.
  • Schema code : Điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ đến các bạn khi 1 trang web bắt buộc phải có Schema code.

Tới đây chắc cũng đủ để các bạn tiếp thu kiến thức dần với câu hỏI SEO Onpage là gì rồi chứ ? Tôi không phải một seoer giỏi nhưng đây là những gì tôi trải nghiệm thực tế về nó đấy.

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ

About Admin

Đăng vào

Luôn mong chia sẻ những kiến thức liên quan tới SEO - Marketing Online hữu ích . Giúp các bạn cập nhật những thông tin bổ ích về các lĩnh vực marketing online thực chiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *