Site icon HOANG CAO DAT Blog

Tử huyệt trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt

Bài viết này sẽ tập hợp những Tử huyệt trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt đang tồn tại. Mục đích để tham khảo, nếu anh chị thấy có sai xót điều gì vui lòng bỏ qua và comment đóng góp ý kiến điều chỉnh.

“Trải nghiệm khách hàng” – tử huyệt mà doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam vẫn đang tồn tại

Đây là một “tử huyệt” của rất nhiều doanh nghiệp Việt đang mắc phải. Những doanh nghiệp đang kinh doanh theo kiểu chộp giật hay săn bắn thì không thể tồn tại và phát triển về lầu dài. Một doanh nghiệp thành công chắc chắn biết rằng tối ưu hoá trải nghiệm khách hàng chính là bí mật chính phục khách hàng và tối đa doanh số.

Không bao giờ để khách hàng mua 1 lần.

Sau khi mua hàng, bạn có một cảm giác rất tệ với sản phẩm và dịch vụ đó.
Bạn sẽ làm gì ?
Liệu bạn có quay lại.

Chắc chắn không. Hầu hết mọi người sẽ “ cạch mặt” những sản phẩm đó và không quên “giúp đỡ” bạn bè người thân không bao giờ mua nữa. Bài học “Chai nước có ruồi” của Tân Hiệp Phát chắc chắn là bài học đắt giá cho bất kì doanh nghiệp nào.

Chi phí Marketing để có một khách hàng mới cao hơn rất nhiều so với một khách hàng cũ.

Một sai lầm vô cùng nghiêm trọng của 90% các doanh nghiệp Việt là tập trung tìm kiếm khách hàng mới. Thực tế, chi phí để có một khách hàng mới lại cao hơn gấp nhiều lần. Và việc khiến một khách hàng mới mua hàng của bạn cũng khó hơn rất nhiều so với việc khiến khách hàng cũ mua lại. Những người đã mua hàng của bạn một lần thì tỉ lệ mua hàng lần hai sẽ cao hơn, đã mua hàng lần hai thì mua hàng lần ba lại cao hơn nữa. Việc của bạn là nâng cao số lần mua hàng và giá trị mỗi đơn hàng, cuối cùng tối đa doanh thu.

Do đó ,hãy cho khách hàng trải nghiệm ngoài sự mong đợi

Đừng chỉ tập trung vào bán hàng hãy tập trung vào khách hàng. Một người bán hàng chuyên nghiệp sẽ hiểu rằng: sự hài lòng của khách hàng mới là tiền bạc của mình.

Hãy để khách hàng luôn nhận được giá trị “WOW” tức là nhận được nhiều hơn những gì mình quảng cáo và khách hàng mong đợi.

“CẠNH TRANH GIÁ” tử huyệt trong kinh doanh của doanh nghiệp Việt

Bài học kinh doanh từ rất lâu đó chính là “CẠNH TRANH GIÁ KHÔNG AI LÀ KẺ THẮNG TRONG CUỘC ĐUA“.  Trong cạnh tranh, có 2 chiến lược rõ ràng: Cạnh tranh bằng Giá, hoặc Khác biệt hóa sản phẩm – dịch vụ. Điển hình cho ví dụ cho tử huyệt này chính là cuộc chiến giữa các hãng gọi xe công nghệ Uber, Grab, FastGo, Aber, Go-Viet… Theo phân tích của 1 vị Founder :

“Xe như nhau. Tài xế như nhau. Ai dám nói chất lượng phục vụ của hãng xe công nghệ này tốt hơn hãng khác? Hãng nào cũng nói chất lượng của mình tốt, nhưng bản chất là không thể kiểm soát được chất lượng dịch vụ đó, vì tài xế không phải của họ”

Do đó trên thực tế thì Go-Viet, Grab, FastGo – chỉ có thể chạy đua bằng tiền! Do không thể cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, câu chuyện cạnh tranh chỉ xoay quanh chuyện giá. Khi sự thuận tiện lúc gọi xe là ngang nhau, hành khách sẽ chỉ còn quan tâm và lựa chọn hãng có cước phí rẻ hơn.

Trong câu chuyện giành khách đó, cũng không còn có chuyện khách hàng trung thành và ông khách này là của ai. Bởi một khách hàng cũng thường lựa chọn 2-3 App gọi xe, khi có nhu cầu thì hãng nào rẻ và thuận tiện họ đi. Và nếu tính thị phần theo lượt download ứng dụng thì khách hàng của Go-Viet về bản chất cũng có thể là khách hàng của Grab.

Khi câu chuyện chỉ xoay quanh giá rẻ, thì chuyện thị phần cũng chỉ mang tính chất tương đối và tạm thời, bởi bản chất cứ hãng nào giá lập tức sẽ hút được khách và nâng được thị phần. Do đó, cuộc cạnh tranh giữa các hãng  sẽ dai dẳng và “GIÁ RẺ TRỞ THÀNH TỬ HUYỆT“.

Logistics – tử huyệt trong kinh doanh của doanh nghiệp Việt phát triển ra thế giới

Tuy doanh nghiệp Việt có nhiều sản phẩm và  lợi thế phát triển chiếm ưu thế lớn khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nhưng đang bị kiềm hám sự cạnh tranh với các nước do ngành logistics tồn tại nhiều yếu kém. Theo các số liệu thống kê, Việt Nam là một trong những nước có chi phí logistics cao nhất thế giới và chính điều này khiến nông sản Việt mất đi nhiều cơ hội xâm nhập vào thị trường nhiều nước.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính hết tháng 11.2017, giá trị xuất khẩu nông sản đã đạt 33,14 tỉ USD, tăng tới 13,8% so với cùng kỳ năm 2016. Trong năm 2017, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam có thể đạt 36 tỉ USD, với 10 nhóm ngành hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD. Đây là những con số kỷ lục và đáng mừng đối với ngành nông sản Việt Nam. Những mặt hàng nông sản được coi là thế mạnh và xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là thủy sản, gạo, cà phê, hàng rau quả, hạt điều, chè, cao su, hạt tiêu…, trong đó rau củ quả đang không ngừng tăng trưởng về giá trị xuất khẩu.

Một khảo sát của WB cũng cho thấy chi phí logistics chiếm rất lớn trong giá thành của nhiều ngành hàng tại Việt Nam. Đơn cử với ngành thủy sản chi phí này chiếm hơn 12%, đồ gỗ chiếm 23%, rau quả 29,5% và ngành gạo chiếm đến gần 30% trong giá thành. Mức chi phí logistics tại Việt Nam cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12%, còn so với Singapore thì cao hơn tới ba lần. Chi phí logistics quá cao đã gián tiếp làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đáng chú ý, trong chi phí logistics thì chi phí vận tải chiếm quá lớn, lên tới gần 60%.

Tử huyệt logistics đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là trong khâu vận chuyển giao hàng trong nước cũng xuất phát từ đây. Chi phí cao cho hoạt động vận chuyển giao hàng khiến cho lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm nếu không điều chỉnh chiến lược tối ưu thích hợp.

Hiện nay, các dịch vụ giao hàng nhanh đã một phần hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chi phí giao hàng và thời gian chuyển cho khách. Vận chuyển hàng trong thành phố chỉ trong vòng một giờ đồng hồ. Yêu cầu giao hàng và theo dõi hành trình đơn hàng qua smartphone hoặc trên trang web … Đó chính là những vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần quan tâm để giải quyết bài toàn “Tử huyệt” này

 

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ
Exit mobile version