Các bản cập nhật mới nhất của Google đã thay đổi cách các thương hiệu thúc đẩy lưu lượng truy cập không phải trả tiền và vị trí các trang của website có thể xuất hiện trong bảng xếp hạng Tìm kiếm của Google. Trước bối cảnh SEO đang phát triển trong kỷ nguyên AI, việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra và phân tích tất cả các thay đổi do Google triển khai luôn cần được thực hiện.
Google đã thực hiện một số cập nhật cho thuật toán SEO của mình, hướng đến những mục đích:
- Nhấn mạnh hơn vào trải nghiệm trang.
- Tăng khả năng hiển thị cho các diễn đàn.
- Ưu tiến lập chỉ mục trên thiết bị di động.
- Thêm nội dung AI.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết bên dưới về các bản cập nhật google cụ thể và ý nghĩa của chúng: https://developers.google.com/search/docs/fundamentals/seo-starter-guide?hl=vi
Trong bài này sẽ tập trung gơi ý cho các bạn điều hướng SEO phù hợp giúp tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google.
1- Tự đánh giá trải nghiệm trên trang về nội dung
Hệ thống xếp hạng cốt lõi của Google cố gắng ưu tiên nội dung cung cấp trải nghiệm chất lượng cao trên trang. Nếu muốn thành công trên các hệ thống của chúng tôi thì chủ sở hữu trang web đừng chỉ tập trung vào một vài khía cạnh về trải nghiệm trên trang. Thay vào đó, hãy kiểm tra xem bạn có cung cấp trải nghiệm chất lượng cao về tổng thể theo nhiều khía cạnh hay không.
Nếu đáp án của bạn là có cho những câu hỏi dưới đây, thì tức là có thể bạn đang cung cấp trải nghiệm phù hợp trên trang:
- Trang có số liệu tốt đối với Chỉ số quan trọng chính của trang web không?
- Trang có được phân phối theo cách bảo mật không?
- Nội dung có thể hiện rõ ràng và đẹp mắt khi xem trên thiết bị di động không?
- Nội dung có quá nhiều quảng cáo gây mất tập trung hoặc xen vào nội dung chính không?
- Trang có thiếu quảng cáo xen kẽ gây phiền nhiễu (intrusive interstitials) không?
- Khách truy cập có thể dễ dàng điều hướng đến hay tìm nội dung chính trên trang của bạn không?
- Trang có được thiết kế để khách truy cập dễ dàng phân biệt nội dung chính với nội dung khác trên trang không?
Xin lưu ý rằng những câu hỏi này không bao gồm mọi khía cạnh cần xem xét đối với trải nghiệm trên trang. Tuy nhiên, những câu hỏi như vậy và việc tham khảo các tài nguyên sau đây có thể giúp bạn điều chỉnh cho phù hợp với trải nghiệm tổng thể trên trang.
Ở đây, bạn nên đặc biệt chú ý đến dấu đầu dòng thứ năm, “intrusive interstitials” và hộp thoại là các thành phần trang (thường là quảng cáo) cản trở người dùng xem nội dung. Thật không may, khoảng 25% các trang web vẫn đang sử dụng intrusive interstitials khi tải trang đầu tiên để thu thập địa chỉ email, làm ảnh hưởng đến hiệu suất SEO của họ.
2- Bật tính năng cho phép người xem đánh giá – góp ý cho sản phẩm hoặc nội dung bài trên website.
Ở những nơi bạn có nội dung do người dùng tạo (UGC)—chẳng hạn như đánh giá sản phẩm, Hỏi đáp về sản phẩm, v.v.—hãy bật các tính năng để người dùng có thể bình chọn thông tin hữu ích.
3- Tối ưu hóa SEO trên thiết bị di động theo thuật toán hiện tại của Google
Từ phiên bản cấp nhập ngày 26 tháng 2 năm 2015 với nội dung: Google đăng thông báo nói rằng họ sẽ mở rộng việc sử dụng tính thân thiện với thiết bị di động làm tín hiệu xếp hạng. Thì các phiên bản cập nhập Google thường xuyên thay đổi thuật toán ngày càng tập trung vào thiết bị động. Và gần đây nhất, ngày 31 tháng 10 năm 2023 đã đề cập như sau: Mobile-first indexing is complete. (Quá trình lập chỉ mục đầu tiên trên thiết bị di động hoàn tất)
Do đó, trang web của bạn nên tập trung vào những điểm sau:
– Khả năng sử dụng trên thiết bị di động
- Mục tiêu cảm ứng có kích thước lớn (48x48dp, cách nhau 8dp).
- Sử dụng đúng bàn phím cho từng trường.
- Cuộn lên đầu trên các trang dài.
- Loại bỏ các quảng cáo xen kẽ xâm nhập.
– Cấu trúc trang web di động
- Di chuyển ngược qua trang web một cách liền mạch (Thanh Breadcrumbs).
– Nội dung thân thiện với thiết bị di động
- Cỡ chữ dễ đọc (tối thiểu 16px).
- Nội dung được tối ưu hóa để xem trên thiết bị di động.
4- Quan điểm của Google về AI
Việc biết được nội dung được tạo ra như thế nào sẽ giúp ích cho độc giả: đây là yếu tố “Cách thức” mà bạn nên xem xét đưa vào nội dung của mình.
Ví dụ: trong các bài đánh giá sản phẩm, điều này có thể tạo dựng lòng tin nơi độc giả khi họ nắm được số lượng sản phẩm được thử nghiệm, kết quả thử nghiệm, cách thức tiến hành thử nghiệm, tất cả đều có bằng chứng về công việc liên quan, chẳng hạn như ảnh chụp.
Nhiều loại nội dung có thể có yếu tố “Cách thức”. Chẳng hạn như nội dung tự động, do AI (trí tuệ nhân tạo) tạo ra hay có sự hỗ trợ của AI. Việc chia sẻ thông tin chi tiết về các quy trình liên quan có thể giúp độc giả và khách truy cập hiểu rõ hơn về những vai trò hữu ích và độc đáo của các quy trình tự động.
Nếu về cơ bản, tính năng tự động hoá được dùng để tạo nội dung thì sau đây là một số câu hỏi bạn nên tự hỏi:
- Người truy cập có thấy rõ việc nội dung được tạo tự động (bao gồm cả nội dung do AI tạo ra) qua thông tin công bố hay cách nào khác không?
- Bạn có đang cung cấp thông tin cơ bản về cách sử dụng tính năng tự động hoá hoặc AI để tạo nội dung không?
- Bạn có giải thích tại sao công nghệ tự động hoá hoặc AI được cho là hữu ích trong việc sản xuất nội dung không?
Nhìn chung, thông tin công bố về công nghệ tự động hoá hoặc AI rất hữu ích đối với những nội dung mà có thể khiến ai đó hỏi rằng “Nội dung này được tạo ra như thế nào?”. Hãy cân nhắc việc thêm những yếu tố như vậy nếu phù hợp. Để biết thêm thông tin, hãy xem bài đăng trên blog và câu hỏi thường gặp về: Góc nhìn của Google Tìm kiếm đối với nội dung do AI tạo.
5- Một số thử nghiệm AI tổng quát từ năm 2023 thấy được cách Google hoạt động như thế nào vào năm 2024
Nguồn tham khảo : agital.com
- Kết quả của bài kiểm tra 1: Tự động tạo mô tả Meta
Kinh doanh: Chuỗi cung ứng tổng thể B2B với hàng trăm địa điểm trên khắp Hoa Kỳ và Canada.
Thách thức: Các trang sản phẩm của họ không có mô tả meta.
Giả thuyết: Việc điền hàng loạt mô tả meta bằng ChatGPT sẽ thu hút nhiều người dùng nhấp vào hơn so với việc sử dụng văn bản mặc định được lấy từ trang.
Kết quả: Các trang sản phẩm có mô tả meta được tạo tự động có tỷ lệ nhấp chuột cao hơn +18,9% so với các trang sản phẩm không có mô tả meta.
- Kết quả của bài kiểm tra 2: Điền hàng loạt mô tả sản phẩm
Doanh nghiệp: Một công ty may mặc thương mại điện tử B2C.
Thách thức: Họ có hàng trăm biến thể sản phẩm với URL duy nhất—tất cả đều có nội dung trùng lặp.
Giả thuyết: Sẽ tốt hơn nếu có nội dung độc đáo, do AI tạo ra trên các trang sản phẩm hơn là nội dung do con người viết mỏng hoặc trùng lặp.
Chúng tôi đã thử nghiệm hai danh mục sản phẩm: một danh mục có nội dung dài hơn, danh mục còn lại có nội dung dưới 150 từ.
Kết quả: Các trang không có nội dung độc đáo tăng 37%, nội dung AI tăng trung bình 189% .
- Nội dung dài hơn: Tăng trưởng 65,8% về lượt hiển thị, tăng trưởng 69% về khả năng hiển thị truy vấn .
- Nội dung ngắn hơn: Số lần hiển thị tăng 313% , khả năng hiển thị truy vấn tăng 44%.
Hy vọng với 1 số gợi ý tổng hợp trong bài sẽ giúp bạn có thể tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google trong kỷ nguyên AI ngày nay
Một số bài liên quan tới AI bạn có thể tham khảo: Trợ lý ảo AI Copilot sẽ có cả trên Windows 10