Các bước viết bài chuẩn SEO 2020

Viết bài chuẩn SEO hoặc bài viết chuẩn SEO là những thuật ngữ thường được nhắc đến. Thế nhưng bạn đã hiểu những tiêu chuẩn và làm thế nào để có được một bài viết chuẩn SEO?

Các bước xuất bản bài chuẩn SEO 2020

  1. Nghiên cứu từ khóa
  2. Xây dựng bố cục bài viết chuẩn SEO
  3. Tối ưu bài viết chuẩn SEO
  4. Chèn keyword
  5. Tối ưu internal link và external link
  6. Đăng tải bài viết
  7. Tối ưu tỉ lệ bounce rate và tương tác người dùng
7 Bước viết bài chuẩn SEO 2020

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa để có thể viết bài chuẩn SEO

Bạn không nên bắt đầu từ những từ khóa ngắn để SEO, đây là ý tưởng cực kỳ tồi. Hiện tại phần lớn người dùng thường tìm kiếm những từ khóa cụ thể về nhu cầu của họ trên internet. (Ví dụ: địa điểm bán loa Marshall uy tín, đi phượt bằng xe máy chuẩn bị gì, …)
Mục đích
– Nghiên cứu cụ thể nhu cầu tìm kiếm của người dùng để cung cấp thứ họ cần.
– Từ khóa dài ít cạnh tranh, dễ SEO hơn so với từ khóa ngắn.
Trước khi viết bài chuẩn SEO, bạn cần phải nghiên cứu từ khóa bằng cách sử dụng công cụ Ahrefs và Google Search Box.

Bước 2: Xây dựng bố cục bài viết chuẩn SEO

Tiêu đề bài viết chuẩn SEO thường dưới 70 ký tự, chứa từ khóa chính. Từ khóa nên nằm về phía bên trái tiêu đề. Bạn cũng nên chú ý độ dài từ khóa vì nếu viết quá ngắn sẽ không hấp dẫn và diễn tả đủ ý, nhưng nếu quá dài thì sẽ không thể hiển thị đầy đủ trên kết quả tìm kiếm.

Độ dài tiêu đề bài viết chính xác là bao nhiêu vẫn còn gây tranh cãi. Vì thực chất Google tính theo độ rộng tối đa là 600 pixel. Nên an toàn nhất là đặt tiêu đề dao động từ 60-65 ký tự.

Ngoài ra để thu hút người dùng click chuột ngay từ tiêu đề, bạn cần:

  • Lưu ý mỗi bài viết chỉ có 1 tiêu đề.
  • Tạo tiêu đề ấn tượng và không bị trùng lắp so với đối thủ  .
  • Tuyệt đối không nhồi nhét từ khóa.
  • Sử dụng số lẻ để tạo cảm giác cụ thể và đáng tin cậy cho bài viết và các tính từ “mạnh” mang lại kết quả, lợi ích cho người đọc, chẳng hạn: 3 cách viết bài chuẩn SEO lên top hàng trăm ngàn từ khóa.
  • Tiêu đề dạng cẩm nang, tổng hợp tất cả thông tin mà người dùng đang tìm kiếm, sử dụng những cụm từ: Mách bạn, Bật mí, A – Z …

Bước 3: Bước tối ưu bài viết chuẩn SEO

Hãy tối ưu URL/ Slug

Slug là một phần của URL và phải là duy nhất trong toàn website của bạn. Để tối ưu SEO, slug nên được đặt rõ ràng cho cả Google lẫn người đọc.

  • URL nên chứa từ khóa chính (có lượng search cao nhất)
  • Càng ngắn càng tốt (nhưng phải giữ đúng nghĩa, dễ đọc, dễ nhớ)
  • Áp dụng 301 redirect URL cũ sang URL mới nếu muốn thay đổi URL.
Tối ưu H1
  • Tiêu đề và H1 của bài viết không nên trùng nhau.
  • H1 chứa tối đa 70 ký tự.
  • H1 nên chứa keyword có lượng search cao thứ 2
  • Cũng như tiêu đề, từ khóa nên nằm đầu dòng H1. VD: “Nâng cấp ổ cứng SSD máy tính như thế nào là gì? Hướng dẫn cách nâng cấp ổ cứng”.
  • Tương tự tiêu đề, H1 nên dùng số lượng (ưu tiên số lẻ) và tính từ “mạnh”.
  • Mỗi bài viết nên có 1 H1 duy nhất.
Tối ưu Sub-heading (H2, H3, H4 …)
  • Khi viết bài SEO, nên dùng subheading để làm rõ nghĩa và bố cục cho bài viết.
  • Các thẻ H2 hỗ trợ làm rõ nghĩa (support) cho H1, H3 support cho H2, H4 support cho H3 …
  • Nên in đậm các subheading và chèn LSI keywords vào các subheading.
  • Một subheading nhỏ không chứa quá 300 chữ.
  • Nếu đã dùng đến H2 thì phải có từ 2 H2 trở lên, tương tự với H3, H4 để đảm bảo tính logic.
Tối ưu Meta Description
  • Từ ngữ trong thẻ meta description cần ngắn gọn, súc tích chứa nội dung chính, hấp dẫn người dùng click vào bài viết.
  • Thẻ meta description tối đa 120 ký tự để phù hợp với giao diện desktop và tối ưu trên cả thiết bị di động.
  • Gợi lên cảm xúc và đưa ra giải pháp giải quyết “nỗi đau” người dùng đang gặp phải.
  • Tuyệt đối không nhồi nhét từ khóa vào phần meta description.
Tối ưu hình ảnh
  • Nên chọn đuôi hình ảnh là .jpg và dùng keyword không dấu đặt tên cho hình ảnh khi upload lên website.
  • Kích thước:
    • Featured image: 1200 x 628 pixels
    • Ảnh chèn trong bài viết: 600 x 400 pixels (chiều dài của ảnh có thể nhỏ hoặc lớn hơn 400 pixels)
  • Căn giữa và viết chú thích cho tất cả các hình ảnh chèn vào bài viết.
  • Mỗi bài cần có tối thiểu 1 hình ảnh unique (hình ảnh riêng/ tự thiết kế) mang tính thương hiệu của riêng bài viết này.
  • Tuyệt đối không lấy hình ảnh của đối thủ.
  • Số lượng hình ảnh chèn vào bài viết phụ thuộc vào số lượng chữ. Tầm 250 chữ nên có 1 hình ảnh minh họa.
  • Chất lượng hình ảnh càng sắc nét càng tốt.

Bước 4: Cách chèn keyword để bài viết chuẩn SEO

  • Dựa vào danh sách từ khóa ban đầu cần tối ưu cho bài viết, phân bổ keyword cho toàn bài viết một cách tự nhiên nhất.
  • Tần suất keyword chính cần SEO nên xuất hiện nhiều nhất (chèn tầm 5-6 lần) so với các keyword còn lại.
  • Tốt nhất nên bôi đen toàn bộ keyword.
  • Mật độ từ khóa tầm 1-3% là ổn nhất cho một bài viết.

Cách kiểm tra: Bạn có thể sử dụng SEO Quake hay Yoast SEO như một công cụ viết bài chuẩn SEO.

  • Dùng plugin SEOQuake để kiểm tra mật độ từ khóa (keyword density) của bài viết. Nếu từ khóa SEO chính đứng đầu danh sách là ổn.

Internal link là liên kết nội bộ trỏ từ trang này sang trang khác trong cùng website; trong khi đó external link là liên kết trỏ từ website của bạn ra bên ngoài website khác trên Internet. Cả internal và external link đều đóng vai trò quan trọng trong cách viết bài SEO chuẩn:

  • Liên kết đến các bài viết có cùng chủ đề trong cụm topic cluster cần giới thiệu cho người dùng.
  • Sử dụng Anchor text từ khóa chứa nội dung cụ thể của bài viết sẽ links tới.
  • Sử dụng càng nhiều internal link càng tốt (tối thiểu 3 internal links) trong một bài. Và dùng tối thiểu 1 external link (đến các bài viết liên quan) trong bài.

Bước 6: Đăng tải bài viết chuẩn SEO

Đây được xem là bước cuối cùng trong quá trình viết bài chuẩn SEO.

  • Đọc lại bài viết một lần nữa, check toàn bộ lỗi.
  • Chọn chế độ Preview để xem trước bài viết hiển thị. Sau đó, đăng tải trực tiếp bài viết trên website.
  • Kết hợp chia sẻ bài viết trên đa kênh: Facebook, Google My Business, email và submit trên Google Search Console để Google bot nhanh chóng index bài viết của bạn.
    • Facebook:
      • Nội dung bài viết đăng tải: phải ngắn gọn, nêu rõ 4 yếu tố: Who (đối tượng đọc bài viết là ai), what (bài viết nói về gì), why (tại sao cần phải đọc bài viết này). Đặc biệt nên chèn link bài viết dưới post.
      • Hình ảnh: ưu tiên hình ảnh unique (độc nhất của riêng bạn), kích thước tiêu chuẩn 1:1 (ưu tiên kích thước 504 x 504 pixels)
    • Google My Business: Dùng content của bài post Facebook để đăng tải, kết hợp chèn thêm link các trang mạng xã hội khác của bạn.
    • Email Marketing: Là một cách gợi ý cho người dùng đã từng truy cập website . Tiêu chuẩn cho các email này cực đơn giản.
    • Google Search Console: Copy URL vừa đăng tải > Paste vào thanh kiểm tra URL > Chọn yêu cầu lập chỉ mục/Index
  • Thường xuyên kiểm tra độ tương tác của người dùng với bài viết thông qua các chỉ số time onsite, bounce rate, CTR, … (sử dụng kết hợp với các công cụ SEO: Google Analytics, Google Search Console, … phân tích)
  • Dựa vào các chỉ số, điều chỉnh content cho phù hợp với intent (mục đích tìm kiếm) của người dùng.

Bước 7: Tối ưu tỉ lệ bounce rate và tương tác người dùng

Hầu hết những người làm SEO đều nghĩ rất khó để có thể khiến cho mọi người nhìn thấy content của họ. Tuy nhiên … cái khó thực chất lại nằm ở việc khiến cho mọi người đọc content đó.

Tham khảo các cách bên dưới đây sẽ giúp giảm bounce rate (tỷ lệ thoát trang) của website các bạn không nên bỏ qua:

#1: Bắt đầu với những câu hỏi

Mục đích:

  • Có thể đặt nhiều câu hỏi. Vì tâm lý con người có xu hướng luôn muốn tìm ra đáp án của vấn đề.
  • Câu hỏi thu hút sự quan tâm của người đọc và vô tình hướng người đọc kéo chuột xuống đọc tiếp.

Lưu ý: Phần tôi tô đậm chính là mẫu chuẩn để bạn có thể ráp nối với nhiều ý khác.

  • Điều gì xảy ra nếu tôi nói với bạn rằng SEO Offpage không hề khó như bạn nghĩ?
  • Nghe thật điên rồ, phải không?
  • Đã bao nhiêu lần bạn cố gắng thực hiện Offpage SEO nhưng chỉ 2 tháng sau đó phát hiện mình đã tối ưu quá liều?
  • Có bao giờ bạn muốn rằng mình có thể tối ưu Offpage SEO mà không cần đi tìm backlink?
  • Bạn có thấy thứ hạng của website mình cải thiện khi bạn thực hiện Offpage SEO?

Cố gắng tạo nên một cảm xúc mạnh mẽ khiến người đọc khao khát muốn biết được phần còn lại của bài viết.

#2: Phương pháp APP

Đây là phương pháp được Brian Dean giới thiệu và sử dụng trong Viết bài quảng cáo.

Phương pháp rất đơn giản:

  • Đồng ý (Accept): Nhận ra vấn đề của người đọc và đồng ý với nó
  • Hứa hẹn (Promise): Hứa hẹn vấn đề của họ sẽ được khắc phục
  • Hình dung (Preview): Cho họ biết được, hình dung được những gì bạn sẽ đem đến cho họ qua bài viết.
#3: Nâng cao trải nghiệm người dùng

UX/UI (User Experience / User Interface) là hai yếu tố đang trở thành xu hướng của SEO cũng như khi thiết kế website.

Nói đơn giản, bạn nên chú ý bố cục, màu sắc, phông chữ đã hài hòa và phù hợp với khách hàng mục tiêu hay chưa, các khoảng trắng, xuống dòng, bullet, headline, bố trí thông tin, sản phẩm … tất cả đều góp phần giúp người dùng có những trải nghiệm tốt nhất khi thao tác trên website.

Ngoài ra tăng tốc độ tải trang cũng là cách hiệu quả để giảm tỷ lệ bounce rate cao vì như đã đề cập, người dùng không có thời gian và kiên nhẫn.

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ

About Admin

Đăng vào

Luôn mong chia sẻ những kiến thức liên quan tới SEO - Marketing Online hữu ích . Giúp các bạn cập nhật những thông tin bổ ích về các lĩnh vực marketing online thực chiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *