Uống nước lọc, sinh tốt cà chua, các loại trà giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, hỗ trợ duy trì chức năng của hormone insulin, ổn định lượng đường trong máu.
Người muốn hạ lượng đường trong máu nên tránh đồ uống có đường như soda, nước ép trái cây, trà ngọt. Thay vào đó, dùng các loại đồ uống có tác động tích cực đến chức năng trao đổi chất góp phần hạ đường huyết.
Dưới đây là 5 loại đồ uống hỗ trợ ổn định đường huyết.
Nước không chứa calo nhưng giúp hydrate hóa, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Nước làm tăng thể tích máu, thúc đẩy giải phóng axit amin ảnh hưởng đến quá trình điều hòa lượng đường trong máu. Uống đủ nước còn góp phần giảm cảm giác thèm ăn, giảm lượng calo nạp vào, từ đó duy trì cân nặng phù hợp.
Cà phê hay đồ uống có chứa caffein có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Các hợp chất thực vật được gọi là phytochemical trong cà phê hỗ trợ sức khỏe của tế bào gan và tuyến tụy, chống lại bệnh gan nhiễm mỡ và duy trì chức năng insulin (một chất điều hòa chính của lượng đường trong máu). Loại tốt cho đường huyết là cà phê nguyên chất. Nếu thêm đường, sữa hoặc chất làm ngọt nhân tạo dễ làm tăng đường huyết, khó kiểm soát hơn.
Trà giàu các hợp chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm căng thẳng oxy hóa, giảm viêm. Các thành phần trong trà đen còn hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài trà đen, người tiểu đường có thể thử trà xanh, trà ô long, trà hoa cúc… Catechin trong trà xanh có thể ngăn chặn hấp thụ carbohydrate trong quá trình tiêu hóa, cải thiện quá trình chuyển hóa glucose và giảm căng thẳng oxy hóa. Tất cả đều hỗ trợ hạ đường huyết.
Nhấm nháp 2-3 ly trà bất cứ lúc nào trong ngày, tuy nhiên nên uống lúc no, tránh dùng khi đói vì dễ dẫn đến cồn cào, khó chịu ở bụng.
Sữa nguyên chất giàu protein có tác dụng kiểm soát phản ứng đường huyết sau khi ăn ở người bị tiểu đường và người không mắc bệnh này. Các loại protein bao gồm casein và whey làm chậm quá trình tiêu hóa, cải thiện phản ứng insulin, từ đó tác động tích cực đến lượng đường trong máu.
Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ khuyến cáo nên chọn sữa không béo hoặc ít béo để hỗ trợ kiểm soát chất béo bão hòa. Chọn loại sữa ít carbs và cân đối với lượng carbs trong bữa ăn để không bổ sung quá nhiều trong một ngày.
Sinh tố cà chua
Sinh tố cà chua bổ sung calo, chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó ổn định lượng đường trong máu sau khi dùng bữa. Người bệnh có thể thêm một nhánh cần tây vào ly sinh tố để tăng cường chất xơ và chất dinh dưỡng khác, tạo cảm giác no, góp phần duy trì cân nặng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, ngoài lựa chọn đồ uống giúp hạ lượng đường trong máu, người bệnh nên ăn ba bữa chính và các bữa nhẹ đều đặn, không để các bữa cách xa nhau vì đói dễ khiến đường huyết giảm. Cân đối nguồn protein và chất béo lành mạnh, duy trì tập thể dục góp phần giảm phản ứng đường trong máu.
Tổng hợp danh sách các loại thức uống thường được ưu tiên lựa chọn để ổn định đường huyết
Loại nước uống | Liều lượng | Thời gian uống |
Nước lọc |
| |
Nước tỏi tây | 1 cốc (300ml)/ngày | Sau bữa sáng |
Nước ép củ cải | 1 cốc (300ml)/ngày | Trước bữa sáng hoặc bữa trưa |
Nước ép mướp đắng | 1 – 2 cốc (300 – 600ml)/ngày | Sau bữa ăn sáng |
Nước ép dưa chuột | 1 cốc (200ml)/ngày | Bữa sáng hoặc trước khi đi ngủ 30 phút |
Nước ép cà chua | 1 cốc (300ml)/ngày | Sau bữa ăn khoảng 2 – 3 tiếng |
Trà lá xoài | 1 – 2 cốc/ngày | Sáng sớm khi bụng còn đói |
Trà hoa cúc | 1 – 2 tách trà/ngày | Buổi sáng và trước khi đi ngủ |
Trà cam thảo | 350ml/ngày | Giữa buổi sáng hoặc buổi chiều |
Trà xanh | 2 – 3 tách/ngày | 2 giờ trước hoặc sau mỗi bữa ăn. Không dùng vào buổi tối |
Nấm linh chi | 1,5 – 9g linh chi thái lát; 1 – 1,5g linh chi tán nhuyễn; 1ml dung dịch nấm linh chi | Trước bữa sáng hoặc buổi tối |
Sữa chuyên biệt cho người tiểu đường | 300 – 500ml/ngày | Uống vào bữa sáng và sau bữa trưa |
Những lời khuyên khác để quản lý lượng đường trong máu
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, ngoài việc chọn đồ uống giúp giảm lượng đường trong máu, cũng nên làm theo những lời khuyên sau:
– Ăn các bữa chính và bữa ăn nhẹ thường xuyên, vì thời gian giữa các bữa ăn quá lâu có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống.
– Duy trì thói quen tập thể dục: Cơ bắp hấp thụ glucose (đường trong máu) khi di chuyển. Đi bộ là cách tốt nhất để giảm lượng đường trong máu, đặc biệt nếu đi bộ sau bữa ăn.
– Ăn các bữa ăn cân bằng, chia khẩu phần hợp lý. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong máu. Ăn cùng loại thực phẩm đó với nguồn protein và chất béo lành mạnh sẽ làm giảm phản ứng đường huyết.
Sưu tầm