Gia Cát Lượng là mẫu người thế nào?

Gia Cát Lượng sinh năm 181 tại đất Dương Đô, Từ Châu (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Ông là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em. Năm 12 tuổi, ông mồ côi cha mẹ, phải sống nhờ nhà chú.

Năm 25 tuổi, Gia Cát Lượng lấy vợ là Hoàng Nguyệt Anh – một người phụ nữ xấu xí bị liệt vào hàng “Ngũ xú Trung Hoa” (tức 5 người phụ nữ xấu nhất trong lịch sử Trung Quốc). Hai người có với nhau 1 người con là Gia Cát Chiêm.

Năm 27 tuổi, Gia Cát Lượng được Lưu Bị chiêu mộ làm quân sư, nhằm giúp khôi phục vương triều nhà Hán. Trong suốt thời gian phò tá Lưu Bị, ông đã góp nhiều công lớn, giúp gây dựng nên cơ đồ của nhà Thục Hán. Trong đó, thành công lớn nhất của ông là xây dựng liên minh Thục – Ngô để chống lại Tào Ngụy, hình thành nên thế chân vạc trong thời Tam Quốc.

Sau khi Lưu Bị qua đời vào năm 223, Gia Cát Lượng tiếp tục phò tá Lưu Thiện – con trai Lưu Bị với sứ mệnh phục hưng vương triều nhà Hán. Trong thời gian này, ông đã thực hiện 5 chiến dịch Bắc phạt nhằm tiêu diệt Tào Ngụy nhưng đều không thành công. Năm 234, trong khi chuẩn bị cho chiến dịch Bắc phạt lần thứ 6, Gia Cát Lượng ốm liệt giường rồi qua đời, thọ 53 tuổi.

Là người sống vì lý tưởng quyết một tay thay đổi mong xoay chuyển càn khôn để cho đại nghiệp trăm năm Hán thất một lần nữa được hưng thịnh trở lại.

Nhà Hán thực sự đã mạt vận?

Gia Cát Lượng là người thực tế nhưng lại sống chết bởi lý tưởng của đời mình, trong tất cả những triều đại từ cổ chí kim. Vận khí có lúc suy lúc thịnh. Như khi xưa thì nhà Hán đã từng có lúc chết (Tây Hán) rồi vẫn sống lại (Đông Hán). Vậy thì không có lý do gì để mà không tin vào đại nghiệp đại Hán hôm nay không một lần nữa được sống trở lại. Đó chính là niềm tin mãnh liệt cho mục đích của Gia Cát.

Bắc phạt 6 lần không nên công. Nhưng đã bố cáo cho cả thiên hạ biết rằng nhà Hán vẫn còn đây, vẫn thở những hơi thở mạnh mẽ và nhen nhóm chút niềm tin nhỏ bé vào một ngày sự nghiệp quang phục Hán thất sẽ một lần nữa rực rỡ huy hoàng rồi trở thành thiên thu vạn thế.

Nhưng thế thiên hạ đã chia ba, Ngô đế Tôn Quyền chỉ thủ yên ở Giang Đông chờ giặc chết. Bắc Nguỵ binh cường ngựa khoẻ, dân đông lương nhiều. Chỉ dựa vào sức một châu và xó núi khô cằn không có nguồn ngoại viện. Quả thật là quá sức. Trên không báo được tình tri ngộ với Tiên chủ, dưới không khiến dân yên khi phát động chiến tranh liên miên.

Gia Cát cũng là người chứ nào phải thần thánh. Nhưng chí lớn mà ông đeo mang để rồi “giữa trận tiền gió lạnh ánh sao rơi” cũng khiến đời sau phải ngậm ngùi mà cảm thán.

Đúng là

“Tạo hoá chơi khăm quá!
Trung trinh cũng đoạn trường” (*)

Những câu nói hay của Gia Cát Lượng

4.1. Thiếu tráng bất nỗ lực, lão đại đồ thương bi

(Tạm dịch: Thời trẻ không chịu nỗ lực, lúc về già sẽ chịu đau thương)

Thời trai trẻ là quãng thời gian quý giá nhất của mỗi người. Tuy nhiên, nhiều người lại không chịu cố gắng, nỗ lực phấn đấu cho công danh sự nghiệp. Thay vào đó, họ lại sa vào những thú vui vô bổ, ăn chơi, nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng. Thời gian thấm thoát thoi đưa, ngoảnh đi ngoảnh lại, tóc đã bạc. Tuổi già đã đến, sức đã tàn, lực đã kiệt nhưng công vẫn chưa thành, danh vẫn chưa toại. Lúc này, hối hận, muốn làm lại từ đầu thì đã quá muộn rồi.

4.2. Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn

(Tạm dịch: Không đạm bạc, chí hướng chẳng tỏ, không tĩnh tâm, tiến xa chẳng nổi)

Câu nói nổi tiếng này được trích từ Giới tử thư (Thư răn dạy con) do Gia Cát Lượng chính tay viết cho Gia Cát Chiêm – con trai ông khi đó mới 7 tuổi.

Thông qua câu nói này, Gia Cát Lượng dạy con trai rằng: Nếu con người không biết sống đạm bạc, suốt ngày chỉ biết chạy theo danh lợi trước mắt thì chí hướng sẽ lệch lạc. Nếu không biết cách tĩnh tâm thì không thể nào đạt được cảnh giới sâu xa, làm nên đại nghiệp.

Cuộc đời Gia Cát Lượng là minh chứng cho điều đó. Thuở nhỏ, mồ côi, ông phải sống nhờ nhà chú. Khi lớn lên một chút, ông tự dựng nhà ra ở riêng, tự trồng trọt, cày cấy để nuôi sống bản thân. Ông sống một cuộc sống đạm bạc, không màng danh lợi, chỉ chuyên tâm nghiên cứu Nho Đạo và Binh Gia để rồi sau này trở thành một bậc kỳ tài trong thiên hạ.

4.3. Bất ngạo tài dĩ kiêu nhân, bất dĩ sủng nhi tác uy

(Tạm dịch: Chớ cậy tài mà kiêu với người khác, chớ cậy được sủng ái mà tác oai tác quái)

Theo lẽ thường, khi con người có tài năng vượt trội sẽ dễ nảy sinh tính kiêu ngạo, không coi người khác ra gì. Họ luôn muốn chứng tỏ mình hơn người bằng cách tỏ ra cao ngạo, lấn át người khác. Tuy nhiên, ở đời, không ai có thể tài giỏi trong mọi lĩnh vực, đến lúc họ cần sự giúp đỡ thì sẽ chẳng ai muốn giúp.

Bên cạnh đó, có nhiều người cậy mình quen biết rộng, có “ô dù”, được sủng ái mà tỏ vẻ hống hách, cửa quyền, lạm dụng quyền lực để chèn ép người khác. Nhưng thời thế thay đổi, đến khi người nâng đỡ họ không còn quyền hành nữa thì chính họ sẽ bị những người khác đè đầu cưỡi cổ lại.

4.4. Đãi mạn tắc bất năng khai tinh, hiểm táo tắc bất năng lý tính

(Tạm dịch: Lười nhác thì không thể tinh thông, nóng nảy mạo hiểm thì không thể có lý tính)

Mỗi người đều được trời ban cho một tài năng. Nhưng nếu lười biếng, không chịu rèn giũa thì sẽ không thể phát huy được hết tài năng của mình để trở nên xuất chúng. Những người dễ nóng nảy, không biết kiềm chế cảm xúc sẽ rất dễ đưa ra các quyết định sai lầm, mạo hiểm, dẫn đến thất bại thảm hại, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4.5. Phù học tu tĩnh dã, tài tu học dã, phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học

(Tạm dịch: Phàm việc học, cần phải tĩnh; Muốn thành tài, phải học; Không học thì không mài dũa được tài năng; Không có chí thì không thể hoàn thành việc học)

Thông qua câu nói này, Gia Cát Lượng đã chỉ cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa việc học và tài năng. Để thành tài thì không thể bỏ qua việc học tập, rèn luyện ý chí và cần sự tĩnh lặng của nội tâm.

Câu nói này chính là sự đúc rút từ kinh nghiệm 9 năm sống ẩn cư của Gia Cát Lượng. Ngày ngày, ông lên núi theo học một đạo sĩ và sống ẩn cư ở Lâm Trung để mài dũa tài năng.

4.6. Hữu nan, tắc dĩ thân tiên chi; hữu công, tắc dĩ thân hậu chi

(Tạm dịch: Gặp khó, hãy tự thân đi đầu; Có công, hãy tự thân lùi lại)

Câu nói này ý muốn khuyên nhủ: Người quân tử khi gặp gian khó, hiểm nguy, phải xung phong đi đầu; khi lập công cũng không màng lợi lộc. Nói theo cách khác là lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ.

4.7. Đại sự khởi đầu nan, tiểu sự khởi đầu dị

(Tạm dịch: Việc lớn bắt đầu khó, việc nhỏ bắt đầu dễ)

Khi làm những việc nhỏ, chúng ta không cần chuẩn bị nhiều, mọi chuyện xảy ra rất dễ dàng, thuận lợi. Trái lại, khi làm những việc lớn, chúng ta thường gặp vô vàn khó khăn trắc trở. Đó là chuyện thường tình.

Những lúc như vậy, cần phải tự nhủ rằng việc chúng ta đang làm ắt không phải là việc nhỏ nên cần kiên trì, vững bước vượt qua khó khăn để làm nên đại nghiệp.

4.8. Túy chi tửu nhi quan kỳ tính

(Tạm dịch: Khi uống say thì có thể nhìn ra tính cách)

Tính cách của một người có thể được nhìn thấy rõ nhất khi họ đang say. Đây cũng là thời điểm để nhìn thấu được lòng người. Nếu trong cơn say, họ vẫn cư xử chừng mực thì đó là bậc đại nhân. Còn ngược lại, nếu họ không thể giữ mình, làm điều xằng bậy thì đó là kẻ tiểu nhân, cần phải cẩn thận.

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ

About Admin

Đăng vào

Luôn mong chia sẻ những kiến thức liên quan tới SEO - Marketing Online hữu ích . Giúp các bạn cập nhật những thông tin bổ ích về các lĩnh vực marketing online thực chiến

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *