Màu sắc ảnh hưởng đến nhận thức của con người. Chúng điều phối ta đến những cảm xúc nhất định. Màu sắc là một khía cạnh quan trọng trong Brand Identity của thương hiệu. Sau khi chọn loại logo bạn muốn sử dụng, bạn nên dành một chút thời gian để xem xét từng màu sắc sẽ nói lên gì về công ty của bạn. Tính cách logo bắt nguồn từ màu sắc của nó – bạn có màu xanh biển đậm hay có thể là màu vàng-trắng nhẹ nhàng?
Hãy nghĩ về những cảm xúc mà bạn đang cố gắng khơi gợi và cách bạn muốn người tiêu dùng phản hồi với thương hiệu của mình. Bằng cách chọn sự kết hợp màu sắc phù hợp, bạn có thể giúp thương hiệu của mình để lại tác động lâu dài giúp định hình một kết nối mạnh mẽ hơn.
Bằng cách tìm hiểu cách kết hợp màu sắc, bạn có thể tạo một thiết kế logo cho khán giả biết chính xác bạn là ai.
Phối màu đơn sắc
Phối màu đơn sắc chính là cách phối màu đơn giản nhất, bạn chỉ cần sử dụng một màu duy nhất hoặc các sắc độ khác nhau của cùng một màu để chúng có thể cộng hưởng với nhau. Phong cách này phù hợp với những thiết kế tối giản, sự đơn giản sẽ giúp người đọc không bị phân tâm và chú trọng nhiều hơn vào nội dung của thiết kế. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi vì nếu không biết cách kết hợp khéo léo thiết kế của bạn có thể bị đơn điệu, nhàm chán.
Phối màu tương đồng
Phối màu tương đồng là sử dụng các màu sắc gần kề nhau trong bảng màu, tạo ra sự nhã nhặn, tinh tế. Tất nhiên, phối màu tương đồng sẽ tạo nên sự đa dạng hơn so với phối màu đơn sắc, các màu này đứng gần nhau do đó không làm cho thiết kế của bạn quá rối rắm hoặc nhức mắt. Bạn nên bắt đầu bằng việc chọn cho mình một màu sắc chủ đạo, sau đó mới chọn thêm 1 hoặc 2 màu khác để tạo điểm nhấn, phân biệt các phần trong thiết kế.
Phối màu đối lập
Sử dụng những gam màu đối xứng nhau trong bảng màu để tạo nên sự năng động, cá tính cho thiết kế. Nếu bạn muốn hướng đến phong cách thư giãn nhẹ nhàng, nên bỏ qua lựa chọn này.
Bạn cũng có thể phối 3 màu đối lập nhau trong vòng tròn màu để tạo nên sự cân bằng. Tuy nhiên cách phối này thường khá khó, nếu không biết cách tạo điểm nhấn dễ gây cảm giác đơn điệu, an toàn và thiếu sáng tạo.
Hãy cùng xem một số cách kết hợp màu sắc logo tốt nhất như dưới đây!
- Nguyên tắc chung đầu tiên: Đừng lạm dụng – Less is More : Với sự kết hợp màu sắc logo, khuyên dùng từ 2 đến 3 màu là tối đa – hoặc tất nhiên, một màu logo duy nhất.
- Kết hợp 2 màu : Logo hai màu là nấc thang tiêu chuẩn. Các thương hiệu thường sử dụng 2 màu với sắc thái tương phản.
- Logo kết hợp 3 màu: Những sự kết hợp màu sắc logo này có thể khó xác định hơn một chút, bởi vì các tùy chọn có rất nhiều nhưng không phải tất cả các lựa chọn đều tốt. Hai màu tương phản với một màu bổ sung cũng là một hướng đi – nhưng quy tắc nào cũng có ngoại lệ.
Dưới đây là một số ví dụ:
Màu sắc trong thiết kế thương hiệu là hình ảnh nhận diện nhanh nhất, nó đại diện doanh nghiệp. Vậy ý nghĩa của từng màu sắc là gì? trong thiết kế thương hiệu nó có những ảnh hưởng như thế nào ? Hãy cùng tìm hiểu tiếp ý nghĩa của từng màu sắc trong thiết kế.
Màu sắc thì đa dạng và phong phú, nhưng trong thiết kế thương hiệu có tính đại chúng chỉ sử dụng một số màu cơ bản. Bảy màu sắc được sử dụng phổ biến bao gồm: Xám – Xanh lá cây – Xanh da trời – Tím – Đỏ – Cam – Vàng được ứng dụng vào thiết kế thương hiệu. Vậy ý nghĩa của những màu sắc này là gì?
Ý nghĩa của từng loại màu sắc trong thiết kế.
1. Màu đỏ
Trong khoa học về thị giác, màu đỏ tác động mạnh nhất lên mắt người. Về ý nghĩa, màu đỏ thường tượng trưng cho sinh lực, sự hăng hái, sự sống và sức khỏe dồi dào. Điều thú vị là màu đỏ cũng là màu tượng trưng cho cả tình yêu và chiến tranh. Tựu trung lại, có thể nói, ý nghĩa màu sắc trong thương hiệu của màu đỏ đều gợi liên tưởng đến sự đam mê. Bạn có thể tham khảo một số mẫu logo được thiết kế với màu đỏ là chủ đạo với ý nghĩa này: Coca-Cola, H&M, Budweiser, 3M hay Heinz…
Một lí giải khác về ý nghĩa của màu đỏ lại cho thấy, màu đỏ là biểu tượng của sự nguy hiểm, tốc độ, máu, nóng và lửa… Vì thế, một số thương hiệu chuyên ngành kỹ thuật đã dùng màu đỏ để thiết kế cho thương hiệu hay logo của mình như Toyota, Honda, Kia Motor, Xerox, Canon… để thể hiện khía cạnh tốc độ và năng lượng mạnh mẽ của mình.
Một số tập đoàn lớn thuộc các nước Á Đông thường dùng màu đỏ trong thiết kế thương hiệu với ý nghĩa là chiến thắng, may mắn, quý tộc và vương giả như JVC (đặc trưng sự chiến thắng), LG (may mắn), SCG (sự vương giả, hoàng tộc)…
2. Màu xanh dương
Theo thống kê của trang Interbrands.com, trong top 100 thương hiệu toàn cầu năm 2012, nếu có 19 thương hiệu sử dụng màu đỏ trong logo thì con số này là 28 đối với màu xanh dương. Đây quả là một con số gây ngạc nhiên với nhiều người.
Về mặt thị giác, xanh dương là màu có thể đem lại cảm giác bình yên, an nhàn cho con người. Nếu màu đỏ thu hút nhanh chóng sự chú ý của người dùng, thường phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ, phân phối hàng hóa, thì màu xanh dương chính là tính cách của những tập đoàn lớn, tạo cảm giác về sự vững chắc, bình ổn, minh bạch. Thú vị hơn là màu này còn bao hàm cả ý nghĩa khát vọng lớn bởi đây là màu của bầu trời. Các tập đoàn lớn như Samsung, IBM, Panasonic, GE, facebook, Intel… đều sử dụng màu này.
Cuộc chiến xanh dương và đỏ trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu thường vô cùng sôi nổi. Do hai màu này đều tạo ấn tượng thị giác tốt nhất tới người dùng nên thường nếu tập đoàn đối thủ đã sử dụng màu đỏ thì tập đoàn đi sau sẽ dùng màu xanh dương và ngược lại. Điển hình như câu chuyện của Coca cola và đối thủ Pepsi, hay Toshiba và Panasonic, LG với Samsung…
3. Màu xanh lá
Xanh lá là màu được lấy nguyên thủy từ chính màu diệp lục của tự nhiên nên thường được sử dụng trong thiết kế thương hiệu cho các nhãn hàng có nguồn gốc sản phẩm từ thiên nhiên như thực phẩm, nước uống thảo dược… Bên cạnh đó, đây còn là màu đặc trưng của sự thông thái, khiêm tốn và lòng tốt. Thế nên những thương hiệu về tài chính hay những thương hiệu muốn thể hiện sự phát đạt thường lấy màu xanh dương làm màu sắc chủ đạo cho thương hiệu của mình. Starbuck, Bp, Groupon, John Deere hay Heineken…
4. Màu cam
Màu cam hay màu vàng cam chính là màu của vùng nhiệt đới nóng bỏng và ấm áp, nó thể hiện sự say mê, nhiệt tình, quyến rũ và nhanh chóng làm trái tim bạn rung động. Đại diện nhóm này bao gồm: Orange, Hermes Paris, Fanta, T-mobile, Blogger hay Santander…
5. Màu tím
Màu tím tưởng như rất kén người dùng nhưng hiệu ứng mang lại thực sự rất ấn tượng. Nét sang trọng, bí ẩn và thiêng liêng mà màu tím mang lại khiến cho thương hiệu của bạn thực sự cuốn hút. Đây chính là màu tượng trưng cho sự công bằng và chân lý. Có thể bắt gặp một số it logo thương hiệu đi theo hướng này như: Yahoo!, Citi Group hay Danone.
6. Màu vàng
Với nhiều nền văn hóa như Trung Quốc hay Ai Cập, màu vàng là màu của vua chúa, nó biểu tượng cho sự hạnh phúc, trường thịnh, thể hiện trí tuệ, sự hào hiệp. Thường mang đến cảm giác vui vẻ và kích thích trí tưởng tượng phong phú. Một số thương hiệu như Bestbuy, McDonald, Shell, Ferrari … thường sử dụng màu vàng để làm nền trong logo của họ.
7. Màu đen, trắng và xám
Đen, trắng và xám là màu dùng để phối trộn màu sắc. Nếu màu đen mang đến sự bí hiểm, quý phái và tinh tế thì màu trắng lại mang lại cảm giác dễ chịu trẻ trung và đơn giản. Sự kết hợp giữa đen và trắng được nhiều thương hiệu ưa thích sử dụng, đặc biệt là một số thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới. Tiêu biểu với các đại diện : Louis Vuitton, Disney, Nike, Adidas, Mtv, Prada, Avon Hay Cartier…
Còn với màu ghi xám, màu của sự trung lập, thông thái và kiên định, tuy không được sử dụng nhiều nhưng hầu hết những thương hiệu sử dụng màu này đều là những thương hiệu có tiếng như Apple, Nintendo hay Nestle…
Màu sắc trong thiết kế và các trường hợp khác biệt.
Cá biệt, có những thương hiệu sử dụng đa sắc màu trong logo của mình mà vẫn gây dấu ấn lâu bền đối với người dùng như Ebay hay Google.
Sự đa sắc màu của họ cũng chính là sự đa dạng trong đối tượng người dùng, đa dạng trong nhóm sản phẩm mà họ cung cấp. Tuy nhiên, đây quả thực là trường hợp cá biệt.
Vi dụ khác là 2 mẫu logo của FedEx. Màu xanh nói tới dịch vụ mặt đất thân thiện của FedEx, còn màu cam mô tả nguồn năng lượng cao cũng như tốc độ khẩn trương chỉ trong “nháy mắt” của chuyển phát nhanh bằng hàng không.