Trái cây có thể có lợi cho sức khỏe phổi nhờ việc cung cấp các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, có thể hỗ trợ trong việc duy trì sức khỏe của hệ hô hấp. Thực phẩm chứa lượng vitamin C cao giúp phổi của bạn đưa oxy đến toàn bộ cơ thể một cách hiệu quả. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C là lựa chọn phổ biến cho phổi như kiwi, ớt chuông xanh và đỏ, các loại trái cây có tép như cam, chanh, bưởi, nước ép rau củ và cà chua, dâu, bông cải xanh, dứa, xoài và dưa hấu…
Dưới đây là một số loại trái cây có thể tốt cho sức khỏe của phổi.
Quả táo
Táo là loại quả rất giàu dinh dưỡng, có chứa nhiều vitamin B,C, E và các hoạt chất flavonoid giúp chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa ung thư phát triển nhất là phổi. Theo The Health Site đã dựa trên một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hô hấp Châu u cho biết rằng: Táo là loại trái cây có thể giúp làm chậm đáng kể sự suy giảm chức năng phổi trong suốt 10 năm, chính vì điều này có thể cho thấy táo có những chất dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe con người.
Một dẫn chứng khác của các nhà khoa học, từ Đại học Perugia ở Ý đã phát hiện ra rằng người thường xuyên ăn táo sẽ có tỉ lệ khối u phổi sẽ thấp hơn khoảng 25% so với những người ít hoặc không ăn táo. Táo là loại trái cây có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Nước ép táo, salad táo, mứt táo, gỏi táo,…
Quả lựu
Lựu giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm viêm và bảo vệ phổi khỏi tác động của các gốc tự do gây hại. Thành phần trong quả lựu có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như protein, vitamin C, K, kali, chất xơ và các hoạt chất chống oxy hóa. Ăn lựu sẽ mang lại lợi ích giúp ngăn ngừa cho sự hình thành các khối u tại phổi. Ngoài tốt cho phổi thì lựu còn có nhiều công dụng khác như chống ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, kháng viêm và hạ huyết áp,…
Lựu có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc dùng làm nước ép lựu, salad lựu hoặc làm những món cocktail lựu,…
Quả cam
Cam cung cấp lượng lớn vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp giảm nguy cơ viêm phổi và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Cam giàu canxi – chất quan trọng cho sức khỏe của phổi. Người mắc bệnh phổi mạn tính thường sử dụng thuốc steroid có thể dẫn đến giảm lượng canxi. Vitamin C trong cam hỗ trợ chống lại bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi.
Quả lê
Theo các phân tích khoa học, thành phần trong trái lê có chứa nhiều protein, lipid, cellulose, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axit axetic,… đây đều là những chất có tác dụng phòng chống ung thư vô cùng hiệu quả. Ngoài những công dụng như giúp giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch thì lê còn có công dụng đặc biệt là giúp loại bỏ độc tố ra khỏi phổi và còn công dụng giúp giữ ẩm, giải độc và làm sạch nhiệt rất tốt.
Với lê thì bạn có thể ăn như một loại trái cây tráng miệng thông thường hoặc có thể dùng làm nước ép, trộn salad đều được,…
Bưởi
Bưởi là loại trái cây giúp cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể, vitamin C là chất rất cần thiết cho hệ hô hấp và sức khỏe phổi. Ngoài vitamin thì bưởi còn cung cấp cho thể nhiều khoáng chất cần thiết, giúp cơ thể bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch tổng thể.
Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu và cho thấy, những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nếu ăn bưởi sẽ giúp cải thiện tốt chức năng của phổi. Như vậy, những người thường xuyên ăn bưởi sẽ có chức năng phổi tốt hơn những người không ăn.
Với bưởi thì bạn có thể ăn trực tiếp hoặc dùng trộn salad, trộn gỏi, làm nước ép bưởi, nấu chè… đều rất ngon.
Quả dâu
Dâu chứa nhiều chất chống oxy hóa và flavonoid, có thể giúp làm giảm viêm và bảo vệ phổi khỏi tổn thương.
Nho
Nho cũng được xem là loại trái cây có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người, ăn thường xuyên cũng là cách giúp làm sạch lá phổi và đào thải các độc tố ra khỏi phổi của bạn là bởi thành phần trong quả nho có chứa chất flavonoid và nhiều vitaminkhoáng chất thiết yếu, các chất này sẽ giúp tăng cường chức năng phổi của bạn.
Nho có thể dùng ăn trực tiếp hoặc dùng làm nước ép nho, mứt nho, kẹo nho, rau câu nho hoặc rượu nho,…
Quả kiwi
Kiwi giàu vitamin C và chất xơ, có thể hỗ trợ sức khỏe phổi và giảm nguy cơ các vấn đề về hô hấp.
Quả mận
Mận chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, có thể giúp làm giảm viêm và bảo vệ phổi khỏi hậu quả của tổn thương từ tác động môi trường.
Quả Việt quất
Việt quất có chất chống oxy hóa góp phần bảo vệ mô phổi khỏi tổn thương. Các dưỡng chất trong thực phẩm làm giảm sự tiến triển hoặc các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Cà chua
Cà chua cung cấp vitamin C, có tác dụng giảm viêm khi mắc các bệnh tự miễn dịch. Thực phẩm này giàu lycopene dồi dào, hỗ trợ bảo vệ phổi. Uống nước ép cà chua có thể cải thiện viêm đường thở ở người hen suyễn, giảm nguy cơ tử vong do mắc bệnh COPD, ngăn ngừa suy giảm chức năng phổi cho người trẻ tuổi.
Thêm trái cây vào chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn có thể hỗ trợ sức khỏe phổi. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chế độ ăn uống cần phải đi kèm với việc duy trì các thói quen sống lành mạnh khác để có được lợi ích tốt nhất cho sức khỏe phổi và cơ thể.
Tổng hợp các nhóm thực phẩm tốt cho người bị bệnh phổi
Tập thể dục, không hút thuốc và tránh môi trường ô nhiễm là cách phổ biến nhất để đảm bảo phổi được khỏe mạnh ở mỗi người. Tuy nhiên, một chế độ ăn đúng cách cũng đóng vai trò lớn trong việc chăm sóc sức khỏe cho lá phổi.
Thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm chứa lượng vitamin C cao giúp phổi của bạn đưa oxy đến toàn bộ cơ thể một cách hiệu quả. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C là lựa chọn phổ biến cho phổi như kiwi, ớt chuông xanh và đỏ, các loại trái cây có tép như cam, chanh, bưởi, nước ép rau củ và cà chua, dâu, bông cải xanh, dứa, xoài và dưa hấu…
Nhóm thực phẩm giàu carotene
Carotene được xác định là chất có khả năng chống lại oxy hóa, giúp ngăn ngừa những nguy cơ gây ung thư phổi. Carotene có trong các loại rau quả có màu cam hoặc đỏ bao gồm: Cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chứa rất nhiều beta carotene là chất tiền vitamin A, khi ăn vào trong cơ thể sẽ chuyển vitamin A là chất quan trọng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch nên rất tốt để phòng ngừa bệnh ung thư phổi, viêm phổi, hen suyễn…
Thực phẩm chứa axit béo omega-3
Axit béo omega-3 làm giảm các triệu chứng bệnh hen như khó thở, thở khò khè… Sử dụng những thực phẩm chứa nhiều a-xít béo omega-3 dần dần sẽ cải thiện được bệnh hen. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 là các loại cá biển: Cá hồi, cá thu, cá ngừ… Ngoài ra, có thể ăn các loại dầu thực vật: Dầu đậu tương, dầu oliu, hướng dương… Chọn các loại hạt vào thực đơn như lạc, đậu, đỗ, vừng… và ăn các loại hạt như hạt dẻ, óc chó…
Thực phẩm chứa folate (vitamin B9)
Những thực phẩm này rất tốt trong việc chống lại quá trình gây ung thư phổi và ngăn ngừa các bệnh về ung thư. Rau chân vịt, măng tây, củ cải và đậu lăng là những thực phẩm giàu folate.
Rau họ cải
Rau họ cải chứa các chất chống oxy hóa, giúp cơ thể loại bỏ các độc tố bao gồm: Rau cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau diếp xoăn… là những lựa chọn cho người muốn giữ phổi khỏe mạnh.
Nhóm các loại gia vị như tỏi, nghệ, gừng
Tỏi: Chứa một chất hoạt tính được gọi là allicin. Chất này chống lại nhiễm khuẩn và giảm viêm cho phổi. Tỏi cũng có thuộc tính chống oxy hóa và giúp loại bỏ các gốc tự do ra khỏi toàn bộ cơ thể vì chứa nhiều selen. Điều này giúp dự phòng ung thư phổi. Tỏi cũng tốt cho bệnh nhân hen và những người bị bất cứ bệnh nhiễm trùng phổi nào.
Gừng: Loại gia vị này rất dễ kết hợp vào bữa ăn của bạn để thêm hương vị và tăng cường sức khỏe. Chức năng kháng viêm sẽ làm sạch những chất ô nhiễm còn sót lại trong phổi – nguyên nhân dẫn tới các vấn đề sức khỏe.
Nghệ: Nghệ giúp giảm viêm phổi vì có đặc tính kháng viêm. Nghệ chứa một chất gọi là curcumin giúp loại bỏ những chất sinh ung thư.
Nhóm các loại quả mọng
Các loại quả mọng sẫm màu như việt quất, mâm xôi, mâm xôi đen, quả dâu, quả lựu, nho… chứa nhiều chất chống oxy hóa, flavnoid, carotenoids. Lutein và zeaxanthin là những chất chống oxy hóa chính có trong quả mọng. Chúng loại bỏ các chất sinh ung thư, mầm bệnh gây nhiễm trùng phổi và tốt cho người bệnh hen.
Thực phẩm giàu protein
Triệu chứng ho ra máu có thể gặp ở bệnh nhân ung thư phổi, dẫn đến việc bệnh nhân có thể bị thiếu máu. Do đó trong chế độ ăn uống của bệnh nhân cần được bổ sung thêm thực phẩm nhiều đạm, ví dụ như các loại sữa ít béo, yến mạch, hạnh nhân, cá ngừ, trứng…
Thực phẩm chứa magie
Magiê là loại khoáng chất tốt cho bệnh nhân hen. Nó làm tăng dung tích phổi để nhận được nhiều oxy hơn. Những thực phẩm giàu magiê là các loại hạt, đậu, bơ, chuối, cá và quả khô.
Nước
Uống đủ nước làm tăng lưu thông máu tới các cơ quan, trong đó có phổi. Điều này giúp loại bỏ những độc tố và bảo vệ phổi khỏe mạnh. Bệnh nhân ung thu phổi nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày nhằm giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Ngoài ra bệnh nhân có thể bổ sung các loại nước ép trái cây khác để làm đa dạng thêm chế độ dinh dưỡng.
Ung thư phổi nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên sử dụng, một số thực phẩm khác có thể mang nguy cơ tiềm ẩn và ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư phổi. Vậy ung thư phổi nên kiêng ăn gì? Các loại thực phẩm này bao gồm:
- Những đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa như đồ nướng, chiên xào rán, thịt xông khói, đồ đông lạnh, đóng hộp… Chất béo, đặc biệt là chất béo động vật khiến dạ dày khó tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
- Đồ ngọt chứa nhiều đường, chẳng hạn như bánh ngọt tráng miệng, nước trái cây có đường, kẹo, đồ uống có đường.
- Các thực phẩm quá cứng, khô, khó nhai, khó nuốt và khó tiêu hóa.
- Tránh sử dụng những thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng, kiêng thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao.
- Tránh ăn các loại thức ăn cay và có tính acid, hoặc thức ăn chứa nhiều loại gia vị như ớt bột, hạt tiêu hoặc bột cà ri.
- Không sử dụng các đồ uống chứa nhiều caffein, đồ uống có gas, bia rượu, thuốc lá…
- Nếu bị dị ứng với sữa, bệnh nhân cần tránh sử dụng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa vì có thể gây buồn nôn và tiêu chảy.